Theo Trung tâm dự báo thời tiết không gian Mỹ (SWPC), ngọn lửa Mặt Trời đạt cấp cực đại X1.1 có thể va chạm với Trái Đất vào ngày 14/2.

Ngọn lửa Mặt Trời đạt cấp cực đại bắt nguồn từ một khu vực có tên là Vùng hoạt động 3217 vào khoảng 15h48 ngày 11/2 (theo giờ GMT). Sự xuất hiện của ngọn lửa Mặt Trời dẫn đến sự cố mất kết nối vô tuyến tạm thời ở một số khu vực ở Nam Mỹ.

Tuần này, Mặt trời đã thức dậy một cách “gắt gỏng” và thể hiện thái độ cuồng nộ khi phun trào bức xạ cường độ lớn, tạo ra những tia lửa dữ dội bắn thẳng vào Trái đất.

Một ngọn lửa Mặt trời mạnh nhất (cấp X) đã bùng phát vào ngày 11-2, và tạo tiền đề cho một ngọn lửa khác sẽ tiếp tục chiếu đến Trái đất vào ngày 14-2.

Lửa Mặt trời là các vụ phun trào lớn của các hạt tích điện trên Mặt trời. Các ngọn lửa pháo sáng cấp A và C nhỏ biểu thị cho các sự kiện tương đối nhỏ, trong khi cấp X là cấp độ lửa Mặt trời bùng nổ mạnh nhất.

Một ngọn lửa cấp X1.1 phun ra từ Mặt Trời hôm 11/2. Ảnh: NASA

Ngọn lửa bùng phát ngày 11/2 vừa qua bắt nguồn từ một khu vực trên Mặt trời có tên là Vùng hoạt động 3217 và đã gây ra sự cố mất điện vô tuyến tạm thời ở Nam Mỹ.

Theo Trung tâm Dự báo thời tiết vũ trụ Mỹ (SWPC), ngọn lửa Mặt trời khổng lồ trên được ghi nhận là sự kiện mạnh cấp X1.1 trên thang đo.

Ngọn lửa loại X mạnh nhất từng được ghi nhận xảy ra vào năm 2003 và được ký hiệu là ngọn lửa X28. Nó phá hủy các cảm biến thời tiết không gian.

Các tia lửa Mặt trời dữ dội cũng có thể phóng ra một lượng lớn vật chất Mặt trời. Các nhà khoa học gọi đây là sự phóng thích khối lượng vành nhật hoa (CME). Chúng có thể phóng ra những đám mây plasma khổng lồ ra khỏi Mặt trời với tốc độ lên tới 1,6 triệu km/giờ.

Khi nhắm thẳng vào Trái đất, các ngọn lửa Mặt trời và CME mạnh nhất có thể gây nhiễu hệ thống liên lạc, nhà máy điện và thậm chí gây nguy hiểm cho các phi hành gia và vệ tinh trong không gian.

Theo lý thuyết, các cú “bắn phá” mạnh mẽ kể trên sẽ tạo nên những vùng cực quang đẹp rực rỡ trên khắp các vùng Bắc Cực, nhưng chắc chắn sẽ gây nhiễu sóng trên khắp các khu vực quanh Thái Bình Dương.

Nguồn: Trung tâm dự báo thời tiết không gian Mỹ