Vết đen AR3310, một mảng tối trên Mặt Trời quay về phía Trái Đất, lớn đến mức có thể thấy từ Trái Đất mà không cần kính viễn vọng.

Nhà thiên văn Hàn Quốc Bum-Suk Yeom chia sẻ hình ảnh cho thấy tỷ lệ giữa vết đen AR3310 và hành tinh xanh. “Vết đen Mặt Trời nhìn bằng mắt thường và kính Mặt Trời (hay kính lọc Mặt Trời). Nó nằm ở bên trái so với trung tâm của đĩa Mặt Trời“, Yeom viết trong bài đăng trên mạng xã hội hôm 23/5.

Vết đen trông tối màu vì chúng nguội hơn các vùng khác trên bề mặt Mặt Trời, theo NASA. Các vết đen nguội hơn do chúng hình thành ở nơi từ trường mạnh cản trở nhiệt từ bên trong Mặt Trời lan tới bề mặt. Các vết đen Mặt Trời đôi khi đủ lớn để thấy bằng mắt thường, không cần kính viễn vọng nhưng vẫn cần kính bảo vệ mắt khỏi ánh sáng chói mạnh.

Ngưỡng nhìn thấy tối thiểu ước tính là khoảng 425 phần triệu đĩa Mặt Trời khả kiến (0,04% đĩa Mặt Trời). Diện tích vết đen Mặt Trời lớn và điều kiện khí tượng thuận lợi sẽ giúp tăng khả năng nhìn thấy chúng“, Hisashi Hayakawa, nhà vật lý tại Đại học Nagoya, Nhật Bản, cho biết.

Diện tích bề mặt Trái Đất chỉ chiếm khoảng 169 phần triệu đĩa Mặt Trời. Bum-Suk ước tính, vết đen mặt trời AR3310 có kích thước gấp khoảng 4 lần Trái Đất. Do từ trường hoạt động của chúng, các vết đen Mặt Trời thường là các điểm của Mặt Trời, từ đó phát ra vết lóa Mặt Trời hoặc xảy ra hiện tượng phun trào nhật hoa (CME).

Sức mạnh của lóa Mặt Trời chia thành các cấp: A, B, C, M và mạnh nhất là cấp X. Vết đen càng lớn và phức tạp thì càng có khả năng cao tạo ra lóa Mặt Trời.

Lóa Mặt Trời cấp C quá yếu nên không ảnh hưởng đáng kể đến Trái Đất, trong khi đó, lóa cấp M có thể làm gián đoạn liên lạc vô tuyến ở các cực Trái Đất. Lóa cấp X có khả năng tác động tới vệ tinh, các hệ thống liên lạc, lưới điện và nghiêm trọng nhất là gây thiếu điện hoặc mất điện.

Khi Mặt Trời trải qua chu kỳ 11 năm, số lượng vết đen Mặt Trời thay đổi. Ở mức cực đại của Mặt Trời, hoạt động của Mặt Trời đạt cực đại và có nhiều vết đen hơn so với khoảng thời gian tối thiểu 6 năm sau đó. Đã có 25 chu kỳ diễn ra như vậy kể từ lần đầu tiên chúng được ghi nhận vào năm 1755.

Những người cố gắng nhìn thoáng qua vết đen AR3310 nói trên được cảnh báo không nhìn thẳng vào Mặt Trời. Theo Bum-Suk Yeom, kính năng lượng Mặt Trời hoặc bộ lọc năng lượng Mặt Trời rất cần thiết để bảo vệ mắt.

Nguồn: Newsweek